Cách tính bể nước PCCC tòa nhà văn phòng mới nhất hiện nay

Trong thi công các công trình lớn, việc xây dựng bể nước PCCC là điều cần thiết. Vậy cách tính bể nước PCCC tòa nhà văn phòng như thế nào đúng nhất để đảm bảo an toàn trong quá trình sinh sống. Việc xây dựng bể nước PCCC sẽ giúp người dân không chế được cơn cháy tạm thời, làm giảm thiểu thiệt hại về của do hỏa hoạn gây ra.

Bể nước PCCC tòa nhà văn phòng là gì?

Bể nước PCCC là một cơ sở hạ tầng được xây dựng ngầm dưới các tòa nhà văn phòng, có nhiệm vụ lưu trữ và sẵn sàng cung cấp nước chữa cháy trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra. Tùy thuộc vào quy mô, cơ sở hạ tầng của tòa nhà đó mà sẽ có cách tính bể nước PCCC tòa nhà văn phòng khác nhau để phù hợp và đáp ứng đủ lượng nước cần sử dụng.

Bể nước này thường được xây dựng với quy mô lớn để phục vụ cho các hoạt động như: cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho hệ thống chữa cháy tạm thời và họng nước chữa cháy trong thời điểm cấp bách. Ngoài ra, để phục vụ cho việc chữa cháy được nhanh chóng còn cần thêm khác thiết bị chuyên dụng khác.

Cách tính bể nước PCCC tòa nhà văn phòng là gi?
Cách tính bể nước PCCC tòa nhà văn phòng là gi?

Cấu tạo của bể nước PCCC tòa nhà văn phòng

Bể nước PCCC là một bộ phận cực kỳ quan trọng và được lắp đặt ở hầu hết các tòa nhà văn phòng. Trước khi được xây dựng, cần phải biết cách tính bể nước PCCC tòa nhà văn phòng để lên thiết kế một cách chi tiết nhất. Dưới đây là các quy định để thiết kế bể nước PCCC được Nội Thất Đức Khang tổng hợp:

  • Vật liệu để xây dựng sẽ là bê tông cốt thép. độ dày thành vách xung quanh bể nước phải đạt tối thiểu là 25cm.
  • Đáy bể là nơi chịu trọng lượng cao nhất và là yếu tố quyết định bể nước có vững chắc không vì vậy cần phải có độ dày tối thiểu là 30cm.
  • Mực nước chứa tối đa trong bể không cao quá 3m để đảm bảo an toàn.
  • Bể nước được xây dựng bởi hai mặt. Mặt ngoài được làm từ bê tông cốt thép để đảm bảo sự chống chịu một cách chắc chắn nhất. Mặt trong là thiết kế các đường ống để dẫn nước vào và cung cấp nước ra. Việc đường ống cung cấp nước là rất quan trọng chính vì vậy những vật dụng được sử dụng đều phải đảm bảo tính chắc chắn nhất.
Bể nước pccc phải được làm từ xi măng cốt thép chắc chắn nhất
Bể nước PCCC phải được làm từ xi măng cốt thép chắc chắn nhất

Quy định về bể nước PCCC tòa nhà văn phòng hiện nay

Ngoài cách tính bể nước PCCC tòa nhà văn phòng, các quy định về việc sử dụng và vận hành bể nước PCCC cũng cần phải được quản lý chặt chẽ. Dưới đây là những quy định bạn cần phải chú ý:

  • Nước dự trữ trong bể chứa phải luôn đảm bảo đầy đủ. Thời gian tối đa để hồi nước lại vào trong bể là từ 14-36 giờ.
  • Đối với những tòa nhà cao tầng, bể chứa lớn nên lắp đặt thêm máy bơm dự phòng để hỗ trợ bơm nước cùng với máy bơm chính. Số lượng máy bơm dự phòng sẽ tùy thuộc vào mật độ dân cư của tòa nhà và số lượng máy bơm chính.
  • Một bể chứa nước không nên chứa mực nước quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng quá tải và nhanh hư hỏng. Tốt nhất một bể chỉ nên chứa dưới 1000m3, nếu vượt quá bạn cần phải xây dựng hai bể chứa.
  • Đối với khu công nghiệp hoặc các tòa nhà chung cư lớn đông dân cư nên lắp đặt thêm hệ thống chữa cháy tự động để có thể tự chữa cháy tạm thời. Ngoài ra, lượng nước dự trữ trong bể phải đủ phục vụ chữa cháy tối thiểu trong 10 phút.
  • Bên cạnh đó, các bể nước có áp lực nên lắp đặt thêm các thiết bị hỗ trợ quản lý như thiết bị cảm biến đo mực nước, thiết bị cảnh báo và tự động điều khiển để đảm bảo lượng nước dự trữ luôn được chuẩn bị sẵn sàng trong bất cứ trường hợp nào xảy ra.
Thời gian tối đa để hồi nước lại vào trong bể là từ 14-36 giờ
Thời gian tối đa để hồi nước lại vào trong bể là từ 14-36 giờ

Cách tính bể nước PCCC tòa nhà văn phòng

Công thức tính thể tích nước cho hệ thống PCCC

Theo như Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 – 1995 đưa ra thì hệ thống chữa cháy vách tường cần phải chữa cháy trong thời gian là 3 giờ liên tục.

Chính vì vậy nên dung tích nước dự trữ trong bể (thể tích bể chứa PCCC dự kiến) để mạng lưới hệ thống chữa cháy vách tường hoạt động trong 3 giờ liên tục sẽ tính theo công thức: V1 = 5 (l/s) x 3 x 3600 = 54000 (l) = 54 (m3)

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 7336 – 2003 thì thời gian chữa cháy của hệ thống Sprinkler là 0.5 giờ. Ta sẽ có công thức tính thể tích bể nước PCCC như sau: V2= 0.008 (l/s) x 120 x 1800 = 17280 (l) = 17.28 (m3)

Từ đó ta có thể tính thể tích nước dự trữ cho bồn chứa nước lắp ghép  PCCC tối thiểu sẽ là: V = V1 + V2 = 54 + 17.28 = 71.28 (m3)

Cũng theo điều 10.27 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 cũng đã quy định mức nước dự trữ chữa cháy ngoài nhà là trong 1 giờ, nước dự trữ dự kiến để dập tắt đám cháy phải đảm bảo sử dụng được cho 3 giờ liên tục. Vì họng nước chữa cháy ngoài nhà sẽ chữa cháy chính cho công trình và chống cháy lan cho những công trình kế bên.

lắp đặt bể nước pccc

Công thức tính lưu lượng nước bơm cho chữa cháy ngoài nhà sẽ được tính toán dựa theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia: QCVN 08 – 2009/ BXD, TCVN 2622 – 1995, TCVN 6160 – 1996

  • Mức lưu lượng nước ở mỗi đám cháy cần đạt mức 10 l/s
  • Mức lưu lượng nước bơm chữa cháy Hydrant system cần đạt mức 20 l/s
  • Thời gian chữa cháy cần đạt mức 3 giờ liên tục

Từ đó ta có công thức tính toán lưu lượng nước trong một đám cháy sẽ là: 3 (h) x 60 (phút) x 60 (s) x 10 (l/s) = 108000 (l) = 108 (m3)

Nếu như có xuất hiện đồng thời từ 2 đám cháy trở lên ở những hạng mục công trình xây dựng liền kề nhau thì bạn sẽ cần phải nhân tương ứng với số đám cháy để cho ra mức lưu lượng nước chính xác.

Tùy thuộc vào từng hạng mục công trình, các chỉ số theo tỉ lệ tương ứng mà ta có thể tính được thể tích bể nước PCCC hợp lý, hiệu quả nhất để sử dụng.

Cách tính thể tích trong bể nước PCCC của công trình mẫu

Để giúp bạn có thể hiểu hơn về những công thức tính thể tích bể nước PCCC cho công trình xây dựng đã được giới thiệu ở trên. Thì PCCC Hà Nội xin giới thiệu đến bạn cách tính tham khảo cho một công trình mẫu như sau:

Đây là công trình khối văn phòng cho một nhà máy sản xuất có 3 tầng, các kích thước của công trình là W = 55m, L = 90m. Cấu kiện chịu lửa khu nhà: bậc II.

Tính lưu lượng nước ở hệ thống tự động 

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 736 – 2003, có thể dựa theo bảng sau để xem xét và tính toán:

Nhóm các toà nhà và công trình

Mật độ phun thiết kế (cường độ phun) mm/min (l/ m2.s)

Diện tích được bảo vệ bởi 1 Sprinkler hay 1 khóa dễ nóng chảy (m2)

Diện tích để tính lưu lượng nước hay dung dịch tạo bọt (m2)

Thời gian phun chữa cháy 

(min)

Khoảng cách tối đa giữa các Sprinkler hay các khóa dễ nóng chảy (m)

Nước

Dung dịch tạo bọt

Với nguy cơ cháy thấp

0.08 (4.8)

12

120

30

4

Nguy cơ cháy trung bình

Nhóm I

0.12 (7.2)

0.08 (4.8)

12

240

60

4

Nhóm III

0.3 (18)

0.15 (9)

12

360

60

4

Nhóm đặc biệt

9

360

60

3

Nhóm II

0.24 (14.4)

0.12 (7.2)

12

240

60

4

  • Mật độ phun thiết kế yêu cầu d = 0.08 (l/m2)
  • Diện tích chữa cháy S = 120 (m2)
  • Diện tích bảo vệ tối đa 1 Sprinkler s = 12 (m2)
  • Thời gian thực hiện phun chữa cháy t = 30 (phút)
  • Khoảng cách tối đa giữ các Sprinkler = 4 (m)

Công thức tính lưu lượng yêu cầu tối thiểu của hệ thống sẽ là: Q1 = d x S = 0.08 x 120 = 9.6 (l/s) = 34.56 (m3/h) -> làm tròn 35 (m3/h)

Ta tính được lượng nước tối thiểu cần thiết để có thể chữa cháy trong thời gian 30 phút (0.5 giờ) sẽ là: V1 = Q1 x t = 35 x 0.5 = 17.5 (m3/h)

Tính lưu lượng nước sử dụng cho hệ thống chữa cháy ngoài nhà

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 – 1995, có thể dựa vào bảng sau để xem xét và tính toán:

Bậc chịu lửa 

Hạnh sản xuất

Lưu lượng nước tinh cho 1 đám cháy (l/s) đơn vị mét khối của công trình (1000m3)

Nhỏ hơn 3

Từ 3 đến 5

Từ 5 đến 20

Từ 20 đến 50 

Lớn hơn 50

Bậc I và II

Hạng D, E, F

5

5

10

10

15

Bậc I và II

Hạng A, B, C

10

10

15

20

30

Bậc III

Hạng D, E

5

10

15

25

35

Bậc III

Hạng C

10

15

20

30

40

Bậc IV và V

Hạng E, D

10

15

20

30

Bậc IV và V

Hạng C

15

20

25

Mức lưu lượng nước cần cho mỗi trụ chữa cháy ngoài trời q = 5

Công thức tính lưu lượng nước cần thiết trong 1 giờ là: Q2 = (q x 360 x n)/ 1000 (m3/h) = 5 x 3600/ 1000 = 18 (m3/h)

Ta tính được lượng nước tối thiểu cần thiết để sử dụng chữa cháy trong 3 tiếng đó là: V2 = Q2 x t = 18 x 3 = 54 (m3)

Trong trường hợp nếu không thể lấy nước trực tiếp từ nguồn cung cấp nước hay lấy nước trực tiếp từ đường ống cấp nước đô thị, không đảm bảo được lưu lượng và áp suất nước như quy định thì cần có biện pháp dự trữ nước PCCC cho phù hợp. Phải tính lưu lượng nước chữa cháy lớn nhất để sử dụng trong 3 giờ liên tiếp.

tính thể tích bể nước pccc

Tính số họng nước chữa cháy 

Dựa vào Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622: 1995, có thể tính số họng nước chữa cháy theo bảng quy định sau:

Loại nhà

Số họng nước chữa cháy

Lượng nước có trong mỗi họng (l/s)

Nhà hành chính cao từ 6 tầng đến 12 tầng, có khối tích lên đến 25000m3

1

2.5

Nhà ở gia đình có từ 4 tầng trở lên, các khách sạn, nhà ở tập thể, nhà công cộng có từ 5 tầng trở lên có khối tích lên đến 25000m3
Nhà ở kiểu đơn nguyên cao đến 16 tầng

1

2.5

  • Số họng nước chữa cháy ở mỗi điểm: 1 họng
  • Mức lưu lượng nước tối thiểu ở mỗi họng q = 2.5 (l/s)

Công thức tính lưu lượng nước cần thiết trong 1 giờ: Q3 = (q x 360 x n)/ 1000 (m3/h) = 2.5 x 3600/ 1000 = 9 (m3/h)

Ta tính ngay được lưu lượng nước cần thiết trong 3 giờ sẽ là: V3 = 9 x 3 = 27 (m3)

Từ 3 thể tích V1, V2, V3 ta có thể tính được thể tích nước chữa cháy cần cho khối công trình trên sẽ là: V = V1 + V2 + V3 = 17.5 + 54 + 27 = 98.5 (m3) -> làm tròn làm 100m3

Thời gian dự kiến để dập tắt đám cháy tối thiểu là 3h đồng hồ
Thời gian dự kiến để dập tắt đám cháy tối thiểu là 3h đồng hồ

Các lưu ý trong quá trình vận hành bể nước PCCC

Để sử dụng và vận hành bể chứa nước PCCC an toàn, bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn cho người dân, nhân viên biết cách sử dụng bể chứa nước PCCC an toàn.
  • Bể chứa nước PCCC luôn phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để kịp thời phát hiện sai phạm và sửa chữa.
  • Luôn duy trì hệ thống dự trữ nước đầy đủ, sẵn sàng cho những tình huống khẩn cấp xảy ra.

Trên đây là tất cả thông tin về cách tính bể nước PCCC tòa nhà văn phòng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Để thiết kế được bể chứa nước PCCC tốt nhất cần phải có sự tính toán cẩn thận. Bạn nên liên hệ đến Nội Thất Đức Khang để được tư vân về thiết kế thi công phòng làm việc tốt nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thiết kế văn phòng trong nhà xưởng tối ưu không gian

Mô hình thiết kế văn phòng trong nhà xưởng đã và đang trở nên phổ...

Xây dựng không gian văn phòng sáng tạo, hiện đại, thoải mái

Xây dựng không gian văn phòng sáng tạo luôn là điều mà các doanh nghiệp,...

Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất hợp với xu thế

Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất có ý nghĩa quan trọng, Không...

Kích thước tủ locker tiêu chuẩn, thích hợp mọi không gian

Hiện nay, tủ locker đã trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong...

Kích thước tủ hồ sơ, đựng tài liệu chuẩn xác cho văn phòng

Tủ đựng tài liệu mang lại nhiều tiện ích như lưu trữ hồ sơ, tài...

Kích thước ghế văn phòng làm việc phù hợp mọi đối tượng

Việc chọn kích thước ghế văn phòng phù hợp và tuân thủ đúng tiêu chuẩn...