Coworking Space (không gian làm việc chung, chia sẻ) là một hình thức văn phòng làm việc đang dần trở nên phổ biến hơn vào những năm gần đây, nhất là từ sau khi đại dịch Covid-19. Đây là mô hình làm việc không mới trên thế giới và bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2002. Tuy nhiên, có khá nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm Coworking Space là gì, đặc điểm của mô hình Coworking Space như thế nào. Trong bài viết này, Nội thất Đức Khang sẽ giúp các bạn những thông tin cơ bản nhất về mô hình Coworking Space.
Coworking Space là gì?
Mô hình Coworking Space hay còn gọi là văn phòng chia sẻ, không gian làm việc chia sẻ dành cho nhiều cá nhân, đơn vị, công ty, doanh nghiệp khác nhau. Nơi làm việc theo kiểu Coworking Space sử dụng chung cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ văn phòng như wifi, café, in ấn, thể thao, nơi thư giãn, v.v…
Tùy thuộc vào nhóm nhu cầu, mô hình Coworking Space sẽ có thiết kế, kiểu concept riêng và nhìn chung rất hiện đại.
Tại coworking Space, hiệu suất công việc sẽ ở mức cao nhất. Bên cạnh công việc, tính cộng đồng tại Coworking Space được đánh giá cao. Mọi người có thể thoải mái giao lưu, chia sẻ, học hỏi, giúp đỡ, kết nối nhằm mục đích tạo nên những mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp giữa cá nhân hoặc công ty/doanh nghiệp.
>>> Tham khảo: Những nguyên tắc khi thiết kế văn phòng 70m2.
Đối tượng sử dụng
Mô hình Coworking Space dành cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau, từ cá nhân đến các nhóm, công ty, doanh nghiệp. Hiện nay, đối tượng của mô hình Coworking Space cũng đang dần thay đổi.
Thay vì là các công ty khởi nghiệp và nghề tự do (như khi mới thành lập), Coworking Space trở thành không gian làm việc chung cho mọi tổ chức, cá nhân, từ công ty nhỏ đến doanh nghiệp lớn miễn sao thích hợp với mô hình làm việc này.
Freelancer
Đối tượng tự do dùng Coworking Space có lẽ là nhiều nhất trong tệp khách hàng của Coworking Space. Họ là những người được các công ty thuê làm các kiểu công việc tùy theo năng lực. Thời gian làm việc ngắn hạn, không bị ràng buộc quá nhiều điều khoản, làm việc từ xa mà không cần đến trực tiếp công ty. Do đó, Coworking Space chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho freelancer.
Dùng Coworking Space mang lại cảm giác thoải mái, không ồn ào như khi làm việc ở quán café. Tại đây, người dùng có cảm giác đang sở hữu văn phòng của chính mình, nơi họ có nhiều cơ hội để mở rộng mối quan hệ.
Công ty vừa & nhỏ
Các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ khi sử dụng mô hình Coworking Space vừa có văn phòng làm việc được thiết kế đẹp, cơ sở hạ tầng sẵn có, ưu đãi về giá. Thêm vào đó, việc tăng/giảm nhân sự công ty mỗi khi mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, sẽ có chi phí phát sinh đầu tư hoặc thanh lý tài sản. Trên thực tế những chi phí này không hề nhỏ.
>>> Tham khảo: BST mẫu thiết kế văn phòng nhỏ đẹp, hiện đại.
Công ty hoặc tập đoàn lớn
Mô hình Coworking Space phổ biến ở cả châu Mỹ, châu Âu và châu Á khi được hàng loạt các tập đoàn lớn ứng dụng như Microsoft, Samsung, Mercedes Benz Technology Services, HSBC, Deutsche Bank.
Không gian làm việc kiểu Coworking giúp các nhân viên tại tập đoàn lớn “bị ảnh hưởng” bởi những startup, những người làm việc tự do (freelancer), khơi dậy tinh thần làm việc cho nhân viên, từ đó tăng hiệu quả công việc.
Lịch sử hình thành mô hình Coworking Space
Trên thế giới
Mô hình Coworking Space ra đời lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1995 do một nhóm 17 kỹ sư về máy tính tại Berlin (Đức) với tên gọi sơ khai là C-base. C-base là nơi làm việc cộng đồng, không gian chung cho mọi người gặp gỡ và làm việc tự do. Tại đây mọi người được sử dụng free wifi để làm việc. Mặc dù mô hình làm việc C-base chưa thực sự được công nhận nhưng là nền tảng hình thành Coworking Space.
Tên gọi Coworking sử dụng lần đầu tiên vào năm 2000 do kỹ sư thiết kế trò chơi người Mỹ Bernard Dekoven.
Đến năm 2002, thuật ngữ Coworking Space mới chính thức ra đời do vị cha đẻ là hai doanh nhân người Áo. Vào thời kỳ này, Coworking Space hay còn gọi là Schraubenfabrik là trung tâm làm việc chung cho cộng đồng những người startup (những người bắt đầu khởi nghiệp), người tư vấn PR, kiến trúc sư, dịch giả tự do.
Năm 2007, mô hình Coworking Space phát triển mở rộng với tên gọi khác là Rochuspark.
Vào năm 2005 tại Mỹ, mô hình Coworking Space không có người sử dụng trong tháng đầu tiên mở cửa, còn người thành lập phải trả 300 đô la Mỹ/tuần, mỗi tuần mở 2 ngày. Sau 1 năm, mô hình được biết đến rộng rãi hơn với tên The Hat Factory, nhu cầu sử dụng người dùng lớn hơn dự định ban đầu rất nhiều.
Mô hình Coworking Space từ Mỹ lan rộng trên toàn thế giới một cách vô cùng nhanh chóng, có 30 địa điểm làm việc Coworking Space (2006), 160 địa điểm (2008), số người tham gia lên đến 100 nghìn người vào năm 2012. Tới năm 2019, có 19,000 Coworking Space và hơn 3 triệu khách hàng, riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có 11,000 Coworking Space.
Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, mô hình Coworking Space bì ảnh hưởng không nhỏ nhưng đã phục hồi nhanh chóng vào thời gian sau đó khi các nước đã kiểm soát được dịch bệnh. Dự kiến, số lượng Coworking Space sẽ là hơn 40,000 vào năm 2024.
Tại Việt Nam
Mô hình Coworking Space xuất hiện tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2012, có tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng. Năm 2017 là năm bùng nổ của phong trào startup tại Việt Nam nên số lượng Coworking Space tăng rất nhanh.
Hiện nay, số lượng Coworking Space ở Việt Nam là khoảng hơn 200, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Một số mô hình Coworking Space nổi tiếng như NakeHub, Regus, Toong & Up, WeWork, CoGo, JustCo, The Hive, Ucommune.
Tại sao mô hình Coworking Space trở thành xu hướng?
Lý do mô hình Coworking Space trở thành xu hướng tại Việt Nam và trên toàn thế giới là gì?
Mô hình Coworking Space được ưa chuộng vì có nhiều lợi ích nổi bật so với không gian làm việc truyền thống, như:
Tính linh hoạt
Mô hình Coworking Space có tính linh hoạt cao. Hợp đồng khi khách hàng sử dụng mô hình Coworking Space ngắn hơn nhiều so với mô hình văn phòng truyền thống. Chính vì thế, khách hàng có thể ký hợp đồng Coworking linh hoạt theo nhu cầu, với nhiều hình thức.
Mô hình Coworking Space là lựa chọn hàng đầu, phù hợp nhất với các cá nhân, công ty Startup vì dễ dàng mở rộng quy mô văn phòng trong cùng không gian thay vì phải dùng nhiều cơ sở khác nhau.
Làm việc tại Coworking Space linh động, không có quá nhiều quy định cứng nhắc, nghiêm ngặt buộc phải thực hiện. Ở Coworking Space, người dùng thoải mái lựa chọn chỗ ngồi làm việc vì vậy có thể tạo hứng thú làm việc tốt nhất.
Tính cộng đồng
Tính cộng đồng, sự kết nối là lợi ích quan trọng và nổi bật nhất của mô hình Coworking Space, tạo nên sự khác biệt, là ưu điểm tuyệt vời của Coworking Space so với không gian làm việc truyền thống.
Tại mỗi Coworking Space có nhiều người ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Họ có thế trở thành đối tác của nhau sau vài lần làm việc ở không gian chung này. Đồng thời, những buổi giao lưu do Coworking Space tổ chức sẽ giúp kết nối mọi người, cá nhân, công ty hay doanh nghiệp có cơ hội biết đến nhau nhiều hơn.
Thực tế, mô hình Coworking Space giúp con người gắn kết với nhau, làm việc hiệu quả hơn so với kiểu văn phòng truyền thống. Ở đây, nhân viên không những mở rộng được mối quan hệ mà còn tăng tính tương tác, cạnh tranh để cùng phát triển.
Tiết kiệm
Mô hình Coworking Space giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, thậm chí cả chất xám để thuê, thiết kế và vận hành, duy trì một văn phòng.
Bên cạnh đó, sử dụng Coworking Space giúp tiết kiệm điện, nước, wifi, dịch vụ in ấn, café, phòng họp/hội thảo, lễ tân, dịch vụ vệ sinh, thể thao. Lựa chọn Coworking Space sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp không cần bỏ chi phí đầu tư văn phòng ban đầu cũng như phí vận hành.
Không gian làm việc thoải mái
Coworking Space tạo cho người dùng không gian làm việc hiệu quả cao, sáng tạo. Đây là hệ sinh thái cho phép người dùng tự do sáng tạo, thiết kế, thường xuyên làm mới. Có như vậy, không gian làm việc mới trở nên sinh động, tươi mới.
Đơn vị thiết kế thi công mô hình Coworking Space uy tín
Trên thị trường có khá nhiều đơn vị chuyên về thiết kế, thi công mô hình Coworking Space. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm nhà thiết kế Coworking Space, có thể tham khảo Nội Thất Đức Khang. Đây là một trong số những đơn vị thiết kế mô hình Coworking Space uy tín, được nhiều khách hàng lựa chọn.
Với đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, sáng tạo, luôn luôn học hỏi cập nhật xu hướng mới, Nội Thất Đức Khang cam kết sẽ mang tới cho quý khách hàng những mô hình Coworking Space ấn tượng nhất với chi phí tốt nhất thị trường. Thêm vào đó, ội Thất Đức Khang có quy trình thiết kế, thi công văn phòng trọn gói chuyên nghiệp, đảm bảo đúng thời gian đã ký kế trên hợp đồng với khách hàng.
Bài viết này là những thông tin cơ bản nhất về mô hình Coworking Space. Để biết thêm thông tin chi tiết về thiết kế, thi công mô hình Coworking Space, quý khách hàng có thể liên hệ đến Nội Thất Đức Khang để được tư vấn và hỗ trợ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thiết kế văn phòng trong nhà xưởng tối ưu không gian
Mô hình thiết kế văn phòng trong nhà xưởng đã và đang trở nên phổ...
Xây dựng không gian văn phòng sáng tạo, hiện đại, thoải mái
Xây dựng không gian văn phòng sáng tạo luôn là điều mà các doanh nghiệp,...
Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất hợp với xu thế
Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất có ý nghĩa quan trọng, Không...
Kích thước tủ locker tiêu chuẩn, thích hợp mọi không gian
Hiện nay, tủ locker đã trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong...
Kích thước tủ hồ sơ, đựng tài liệu chuẩn xác cho văn phòng
Tủ đựng tài liệu mang lại nhiều tiện ích như lưu trữ hồ sơ, tài...
Kích thước ghế văn phòng làm việc phù hợp mọi đối tượng
Việc chọn kích thước ghế văn phòng phù hợp và tuân thủ đúng tiêu chuẩn...